BÀI VIẾT NỔI BẬT

BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Bệnh đau gót chân là gì và có nguy hiểm không?

- Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017 No Comments
Đau gót chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, do đó, rất cần điều trị sớm.
Chứng đau tại vùng gót gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào vị trí đau có thể chia đau gót chân thành hai nhóm chính: đau vùng dưới gót và đau phía sau gót. Đau gót chân khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, do đó, cần phải biết nguyên nhân đau do đâu và điều trị sớm để giúp bệnh nhân tránh khỏi phiền toái do bệnh gây nên.

Xem thêm:>> xông đá muối
tim-hieu-thuoc-tri-benh-dau-chan-tu-dau-got-chan
Thường xuyên bị đau gót chân có nguy hiểm không?

Vì sao bị đau gót chân?

Như thường lệ, chị Tr.T.H. chọn đôi giày cao 5cm để đi. Nhưng hôm ấy, chị xỏ chân vào giày xong, khi đứng lên thấy đau nhói ở vùng sau gót chân, không thể bước đi được. Chị vội bỏ giày ra, tập thử vài động tác mới thấy rõ gót chân mình bị đau nhiều hơn khi đưa bàn chân cao lên hoặc đưa mũi chân chúc xuống. Tình trạng đó tăng dần lên, sau vài ngày thì chị đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm bao hoạt dịch gân gót.
Trường hợp viêm bao hoạt dịch gân gót chị H. mắc phải chỉ là một trong số rất nhiều bệnh liên quan đến đau gót chân mà nguyên nhân gây bệnh lại cũng rất nhiều. Thường gặp nhất của đau vùng sau gót chân bao gồm viêm gân gót (viêm gân Achille) và viêm bao hoạt dịch gân gót. Viêm cân gan chân là nguyên nhân hay gặp nhất của đau mặt dưới gan chân. Cân gan chân là dải cân chạy từ mặt dưới các ngón chân đến tận cùng phía dưới của gót chân. Khi hoạt động, các động tác dồn lực nhiều lên gan chân như chạy nhảy, leo trèo, thậm chí đứng nhiều sẽ tác động lên cân gan chân, ban đầu gây kích thích cơ học, về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm. Ở những người có bề mặt gan chân bất thường, ví dụ quá phẳng hoặc quá lõm hoặc béo phì, làm nghề phải đi bộ lâu hay đứng lâu… là những yếu tố thuận lợi gây ra chứng đau gan chân.
Các bệnh gây đau gót chân và thuốc trị 1
Vị trí đau gót chân.

Dấu hiệu nào cho biết bị bệnh?

Khi bạn thấy đau ở vùng mặt dưới gót chân, đau tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng, đặc biệt đau nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy bước chân xuống giường, sau khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau sẽ giảm dần đi thì đó chính là dấu hiệu bị bệnh ở gót chân. Lúc này, bạn cần đi khám để biết được mình bị đau do nguyên nhân gì để được điều trị kịp thời.

Điều trị bệnh như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh. Biện pháp đầu tiên bao giờ cũng phải nghĩ tới đó là nghỉ ngơi, nẹp bất động bàn chân ở tư thế trung gian vào buổi tối, chườm túi đá vào vùng gót chân, tránh đi chân đất, tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân như kéo các ngón chân về phía mặt trước cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng; đi giày dép có lót đế mềm hoặc giày dép chỉnh hình khi có bất thường xương bàn chân. Khi bị đau quá thì có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam hoặc tiêm corticoid tại chỗ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Nếu đau gót chân thông thường mà không được điều trị kịp thời có thể có diễn biến xấu hơn, dưới đây xin nêu ra một số hậu quả của bệnh đau gót chân và phương pháp điều trị:
Gai xương gót là hậu quả của tình trạng viêm cân gan chân kéo dài dẫn đến mọc xương tân tạo tại vùng gót chân. Gai xương gót thường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau ở gót chân vì nhiều người đau gót mà không có gai xương, ngược lại nhiều người hiện tại có gai xương mà lại không đau gót. Chính vì vậy, điều trị gai xương gót cũng tương tự như điều trị viêm cân gan chân và hiếm khi cần phải mổ cắt bỏ gai.
Hội chứng đường hầm cổ chân mắc phải do chèn ép dây thần kinh chầy sau dẫn đến đau hay rối loạn cảm giác như tê rát, tê cóng, căng chặt vùng bàn chân hay gót chân. Về điều trị phải tùy theo nguyên nhân, nhưng có thể dùng các loại thuốc bao gồm thuốc chống viêm giảm đau không steroid, tiêm corticoid tại chỗ hay các biện pháp phẫu thuật giải phóng chèn ép.
Đau vùng mặt sau gót chân hay gặp nhất là viêm gân gót hoặc viêm bao hoạt dịch gân gót. Viêm gân gót hay gặp ở những người vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt những người trước kia là vận động viên. Khi đó gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân. Những yếu tố thuận lợi khác dễ gây viêm gân gót như thay đổi giày đi, thay đổi chế độ luyện tập, ví dụ tăng lượng vận động. Về điều trị: ngưng những hoạt động gây đau, chườm đá tại chỗ, tập bài kéo giãn cơ bắp chân và mắt cá, đi giày dép có tác dụng nâng gót ở cả hai chân và có phần cứng bảo vệ gót chân, vật lý trị liệu như nhiệt nóng bằng paraffin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn.
Một trong những nguyên nhân khác gây đau gót chân là do chấn thương trực tiếp tại vùng gan chân do đi trên nền cứng không bằng phẳng, dẫm phải sỏi đá… làm tổn thương trực tiếp lên mô mỡ đệm ở gan chân. Thường chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là hết, thuốc giảm đau thông thường hay chống viêm giảm đau cũng có tác dụng tốt.
Tóm lại, đau gót chân là triệu chứng rất thường gặp và có nhiều nguyên nhân gây nên. Do đó, khi bị đau, bạn nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
ThS. Bùi Hải

Chữa bệnh đau lưng bằng bài thuốc dân gian

- Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017 No Comments
Sử dụng những cây cỏ vườn nhà để điều trị đau lưng là điều bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng, không tốn nhiều tiền và đặc biệt chẳng cần lo lắng đến những tác dụng phụ của nó.

Đau lưng là chứng bệnh mà ai cũng có thể mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị đau lưng như làm việc quá sức, mắc bệnh về xương khớp, đau lưng do ngồi sai tư thế, do mang thai,…. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên vì vậy việc chữa trị bệnh cũng cần có biện pháp và phương thuốc khác nhau. Tuy nhiên, bài viết đã tổng hợp lại tất cả các bài thuốc dân gian giúp chữa bệnh đau lưng vô cùng hiệu quả.

Bài thuốc chữa đau lưng từ ngải cứu


Đau lưng do bệnh gai cột sống: Dùng 1 nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát. Cho khoảng 150ml dấm gạo đã được đun nóng trộn cùng lá ngải rồi cho vào 1 miếng vải mỏng, buộc kín.
Dùng túi thuốc trên xoa dọc theo sống lưng trong khoảng 15 phút. Khi thuốc bị nguội bạn có thể làm nóng lại và tiếp tục xoa đến khi nào cảm thấy thoải mái thì thôi. Cách này nên làm vào mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn sẽ có giấc ngủ ngon sau đó và cảm thấy vô cùng sảng khoái vào sáng hôm sau.
Bạn có thể thực hiện cách này trong vòng 15 ngày. Nếu chưa có kết quả như mong muốn thì có thể duy trì trong khoảng 3-5 tháng để điều trị bệnh dứt điểm.
Đau thần kinh tọa: Giã nát 300g lá ngải, trộn thêm 2 thìa mật ong, vắt lấy nước uống vào buổi trưa và chiều. Uống nước ngải cứu mật ong này trong vòng 1-2 tuần sẽ có kết quả.
Đau thắt lưng: Dùng lá ngải và muối trắng rang nóng rồi cho vào túi vải nóng chườm lên vùng lưng bị đau vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Bạn có thẻ làm nóng lại thuốc khi nó bị nguội và tiếp tục chườm lên lưng, thêm 2-3 lần nữa. Nếu thuốc quá nóng bạn có thể đắp thêm một lớp vải lên lưng để tránh bị bỏng.
Đau lưng ở bà bầu: Bạn cũng có thể áp dụng công thức như trị đau thắt lưng chườm vào vùng bị đau cho bà bầu cũng sẽ rất dễ chịu.
Xem thêm: >> xông đá muối

Bài thuốc chữa đau lưng từ gừng

ba-thuoc-dan-gian-chua-dau-lung-tu-gung
Đau lưng do thần kinh và thoái hóa khớp: Giã nát 20g gừng tươi và 15g hành củ, sau đó trộn thêm 30g bột mì trong chảo cho lên bếp đảo đều tay cho nóng già rồi lấy ra đắp lên chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Bạn có thể để thuốc trong nhiều giờ và cần thay mới hàng ngày nhé!
Đau lưng do mang thai: Cho gừng tươi đập dập vào lọ ngâm cùng rượu trắng trong 3 ngày rồi lấy ra xoa bóp vùng lưng bị đau nhức. Nếu có thời gian bạn nên ngâm rượu gừng càng lâu càng tốt nhé, hiệu quả sẽ cao hơn khi dung rượu tốt ngâng gừng trong thời gian dài. Rượu gừng xua tan đi cơn đau mỏi lưng giúp các mẹ ngủ ngon hơn.
Đau lưng, đau vai do lao động nặng: Sau một ngày làm việc nặng nhọc, lưng vai đau mỏi bạn lấy nước gừng tươi trộn cùng ít muối và dấm ăn. Dùng khan sạch thấm hỗn hợp nước gừng lên chỗ đau. Hỗn hợp này sẽ giúp cơ bắp giãn nở, thoải mái, lưu thông máu và giảm đau hiệu quả.

Bài thuốc chữa đau lưng từ đinh lăng

bai-thuoc-chua-dau-lung-tu-la-dinh-lang
Chữa đau lưng, mỏi gối (chữa cả tê thấp): Lấy 20 – 30g thân hoặc cành cây đinh lăng sắc nước uống 3 lần trong ngày. Bạn có thể kết hợp cả cây trinh nữ, cúc tần và cam thảo dây để sắc uống sẽ có hiệu quả hơn.

Bài thuốc chữa đau lưng từ lá lốt

bai-thuoc-tri-dau-lung-tu-la-lot
Đau lưng đơn thuần: 1 nắm lá lốt, ngải cứu, hy thiêm thảo cho vào cối giã nát, chưng cho nóng rồi đắp trực tiếp lên chỗ đau ngày 2 lần. Công hiệu thuốc rất nhanh. Làm vài ngày đến khi không còn cảm giác đau mỏi nữa.
Đau nhức lưng, xương khi trở trời: Làm món thịt bò xào lá lốt như sau: Chuẩn bị 100g thịt bò và 50-70g lá lốt.
Thịt bò ướp gia vị xào chín tái rồi thái lá lốt bỏ vào đảo đều vài phút là dùng được. Ăn kèm với cơm rất ngon và tác khá tốt với người đau lưng. Bên cạnh đó món thịt bò xào lá lốt này còn rất bổ máu. Bạn nên ăn từ 2-3 lần/ tuần.
Đau nhức xương khớp: 30g lá lốt, và các loại rễ cây vòi vòi, cỏ xước, bưởi bung mỗi loại 30g (dùng rễ tươi). Đem các rễ cây trên thái mỏng, sao vàng rồi cho khoảng 600ml nước vào sắc cạn còn 200ml là được. Dùng thuốc trong ngày chia làm 3 lần để uống sau mỗi bữa ăn. Dùng liên tục trong vòng 7 ngày bạn sẽ thấy không còn bị cơn đau xương khớp hành hạ nữa.

Tác dụng của hỏa liệu tới các bộ phận của cơ thể

- Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017 No Comments
Với nhịp sống hiện đại hóa hiện nay tỷ lệ mắc bệnh do đường ăn uống, thói quen trong cuộc sống mỗi người, ô nhiễm môi trường … sẽ ko tránh khỏi các chứng bệnh: nhiễm độc, nhiễm khuẩn gây ra ung thư, gây bệnh xương, thoái hóa sớm trong khi tuổi rất trẻ, huyết áp,tim mạch và các bệnh nội tiết, tiêu hóa, gan, thận …
Nếu bạn đang:
- Khổ sở vì giảm cân
- Mệt mỏi khắp cơ thể
- Nguy cơ bị co cơ, thái hoá đốt sống , gai đôi cột sống ...
- Thường xuyên mất ngủ, giấc ngủ chập chờn
- Đau đầu kinh niên
- Huyết áo không ổn định
- Các chứng bệnh tiêu hóa (dạ dầy, đại tràng, nâng tỳ vị hỗ trợ tiêu hóa)
- Điều trị đục thủy tinh thể , mắt kém , cận thị ...

Xem thêm :>> massage vai cổ gáy

1.    Dựa vào sức mạnh của lửa
Tinh hoa của hoả liệu pháp trong y học cổ truyền tác động sâu và thải độc giúp lưu thông các đường kinh trên toàn bộ cơ thể. Giúp lưu thông khí huyết, giảm đau mỏi, điều trị chứng mất ngủ, tạo giấc ngủ sâu
- Giải độc toàn thân: mặt sau lưng theo đường kinh túc thái dương , mặt trước theo đường kinh thiếu âm (thận) .hỏa liệu pháp mạch đốc chữa chứng bệnh đốt sống cổ và đốt sống lưng mạch nhâm giải độc lưu thông trị chứng béo phì và các chứng bệnh vùng bụng, các tạng can, tỳ, phế, tâm, thận. Mạch vùng chân chữa chứng cao huyết áp, mạch vùng tay chữa chứng huyết áp thấp …
Với sức mạnh từ lửa kết hợp với thao tác Massage nhẹ nhàng, ấn huyệt thải độc không chỉ điều trị được những vấn đề bạn đang gặp phải mà còn giúp cơ thể thư giãn tuyệt đối. Hoả liệu pháp mang đến những hiệu quả mà bạn chắc chắn bất ngờ:
- Thải độc tố cho cơ thể
- Giảm đau vùng thắt lưng
- Giảm béo hiệu quả
- Ngăn ngừa, đẩy lùi bệnh thoái hoá đốt sống lưng, cổ, chứng co cơ
- Ngủ sâu giấc, đau đầu kinh niên....
- Áp dụng cho mọi lứa tuổi

         

2. Tác động cụ thể của hoả liệu pháp đối với từ vùng, bộ phận của cơ thể

-  Phương pháp hỏa liệu (ĐẦU) chữa huyết khối mạch máu não, u não lành tính, tràn dịch não, mất ngủ, nhức đầu, teo não, suy não, đau thần kinh, suy nhược thần kinh, mất trí nhớ, tổn thương não, parkinson …

- Phương pháp hỏa liệu (TAI) chữa điếc tai, ù tai viêm tai, tai tê cóng

- Phương pháp hỏa liệu (MẮT) chữa mờ mắt, khô mắt, làm se mắt, cận thị, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, hủy bỏ quầng thâm, vết chân chim, túi dưới mắt, và các bệnh khác về mắt

-  Phương pháp hỏa liệu (MŨI) chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng, polyp, nghẹt mũi, chảy nước mũi

- Phương pháp  hỏa liệu (MẶT) chữa liệt dây thần kinh 7, Méo miệng, liệt, làm trắng da, trị mụn, tàn nhang, nếp nhăn, làm săn chắc nâng đường viền

-  Phương pháp hỏa liệu (NGỰC) chữa viêm tuyến vú, u vú lành tính, nâng ngực, tăng sản vú

          

-  Phương pháp hỏa liệu (CỔ) chữa hẹp đốt sống cổ .đau cổ .thoái hóa đốt sống cổ ...

- Phương pháp hỏa liệu (CÁNH TAY) chữa tê tay, đau nhức, bong gân đụng dập. Đau khớp, thấp khớp, lạnh tay, teo cơ cánh tay

- Phương pháp hỏa liệu (BỤNG) Chữa lạnh bụng, đầy hơi, chướng bụng, tràn dịch màng bụng. Phụ nữ đau bụng kinh, bảo dưỡng buồng trứng, mất kinh nguyệt,viêm phụ khoa cổ tử cung, nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, giảm kg, giảm mỡ bụng cực hiệu quả, viêm thận, u nang thận .

Xem thêm :>> duong sinh thong kinh lac


- Phương pháp hỏa liệu (CHÂN) chữa teo chân, liệt, co giật, giãn tĩnh mạch, viêm mạch, bạch biến, xơ vữa, nứt nẻ bàn chân gót chân, bàn chân lạnh, chân bong gân. Phù nề, đầu gối đau viêm, đau gót chân

Ngoài những phương pháp trên còn chữa nhiều bệnh đơn lẻ như viêm phổi, dạ dày, tuyến giáp